Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực từ ngày nào? – Chữ ký số Vina Ca

Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực từ ngày nào vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa biết. Sau khi được thông qua bởi hơn 85% các đại biểu quốc hội Luật doanh nghiệp 2014 sẽ hiệu lực vào ngày quyết định ban hành. Với nhiều nội dung khiến nhiều doanh nghiệp quan tâm và một số lo lắng sắp tới.

Sáng 26/11, sau khi 85,51 % đại biểu quốc hội nhấn nút biểu quyết thông qua Luật doanh nghiệp (sửa đổi), các doanh nghiệp được quyết định sử dụng hoặc không sử dụng con dấu. Nếu vẫn sử dụng, doanh nghiệp có quyền tự chủ quyết định về hình thức, nội dung và việc quản lý, sử dụng con dấu.Đồng thời, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Khi tham gia các hoạt động kinh doanh, bên đối tác đương nhiên có các biện pháp kiểm tra toàn diện về doanh nghiệp, kể cả tính xác thực của con dấu để hai bên có thể tin tưởng, ký kết, thực hiện giao dịch.
Theo đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng, doanh nghiệp nên có quyền tự chủ quyết định về hình thức, nội dung và việc quản lý, sử dụng con dấu. Sau khi tự quyết định con dấu, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo với cơ quan quản lý để đăng tải công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia. Việc này giúp các doanh nghiệp có thể kiểm tra tính xác thực của con dấu đối tác trước khi thực hiện giao dịch.

Như vậy, với Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) được thông qua lần này, con dấu doanh nghiệp không còn là điều bắt buộc, mang giá trị pháp lý như trước mà chỉ mang tính chất nhận diện doanh nghiệp.
Trước đó, con dấu của doanh nghiệp do Bộ Công an cấp, theo hình thức, nội dung được quy định sẵn. Doanh nghiệp không được phép tự ý thay đổi và phải dành thời gian, chi phí cho việc bảo quản cũng như gặp rất nhiều khó khăn nếu mất con dấu. Bỏ con dấu doanh nghiệp là một trong những nội dung được quan tâm nhất trong Luật Doanh nghiệp sửa đổi lần này. Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng các doanh nghiệp không nên lãng phí thời gian vào những thủ tục kinh doanh lỗi thời và không cần thiết như con dấu doanh nghiệp. Số liệu của WB cho thấy con dấu cản trở việc chính thức thành lập doanh nghiệp do chi phí và thời gian. Ở Việt Nam mất 6 ngày, Lào mất 20 ngày và các nước châu Phi mất 1 tháng để hoàn thành thủ tục đăng ký con dấu. Việc kinh doanh trực tuyến ngày càng phát triển và con dấu trở nên lỗi thời, gây trở ngại cho doanh nghiệp.
Việc con dấu doanh nghiệp được bãi bỏ là sự cởi trói lớn cho doanh nghiệp, thể hiện sự thay đổi tư duy trong quản lý của nhà nước.
Các giao dịch của doanh nghiệp như xuất hóa đơn, ký hợp đồng với đối tác, giao dịch với cơ quan thuế, hải quan, bảo hiểm… có thể sử dụng chữ ký số (chữ ký điện tử) vẫn hoàn toàn hợp lệ.
Ngoài việc bãi bỏ con dấu doanh nghiệp, dự thảo Luật doanh nghiệp (sửa đổi) còn có một số điểm đáng lưu ý như:
Công ty có thể có nhiều người đại diện pháp luật: Khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp quy định vấn đề này như sau: “Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nhiệm vụ, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.” Tùy từng nội dung giao dịch, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp với thẩm quyền tương ứng được quy định trong Điều lệ sẽ thực hiện giao dịch với các đối tác. Điều lệ công ty được đăng tải công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nên các đối tác đều có thể biết và xác nhận những nội dung này, trên cơ sở đó, tự chủ quyết định ký kết hợp đồng, thực hiện giao dịch.
Về đăng ký kinh doanh: Bãi bỏ đề nghị doanh nghiệp cung cấp mã ngành khi thực hiện đăng ký kinh doanh. Theo đó, từ ngày 01/07/2015, nội dung Giấy chứng nhận đăng ký DN chỉ bao gồm tên, mã số, địa chỉ trụ sở chính của DN; vốn điều lệ và thông tin người đại diện theo pháp luật; thông tin các thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh) hoặc chủ DN (đối với DN tư nhân)… Khi có thay đổi trong nội dung Giấy chứng nhận, DN phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi; đồng thời phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký DN trong thời hạn 30 ngày..
Đặc biệt, Luật cũng nhấn mạnh, từ ngày 01/07/2015, hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập DN; đối với những hộ kinh doanh có quy mô nhỏ, việc đăng ký kinh doanh và hoạt động được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) gồm 10 chương, 213 điều được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014 và sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2015.

Rate this post